Nhận xét Trận_Trấn_Ninh_(1802)

Trong những lần đánh nhau giữa quân Tây Sơn và quân chúa Nguyễn, lần được sử sách nhắc nhở nhiều nhất là trận Trấn Ninh (1802). Đây là trận có ý nghĩa quyết định nên cả hai bên đều dốc hết toàn lực và có quyết tâm cao.

Theo sử liệu[6] thì trong lần giao tranh giao tranh này, quân Nguyễn đã dao động trước tinh thần lăn xả của quân Tây Sơn, và nổi bật nhất là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Mặc dù bà không phải là tướng tổng chỉ huy, nhưng với năm ngàn quân, bà đã hiên ngang tấn công một cách quyết liệt vào đội ngũ của đối phương, khiến cho chúa Nguyễn Ánh còn phải khiếp sợ. Rất tiếc là lực lượng chung của Tây Sơn đến thời điểm đó đã hoàn toàn rệu rã, lòng dũng cảm và tài cầm quân của bà cùng các tướng lĩnh trung thành còn lại không đủ để chống lại quân Nguyễn.

Theo Phạm Văn Sơn, thì cũng chính vì tinh thần can đảm, hòng xoay chuyển tình thế, đã làm cho chúa Nguyễn và các tướng lĩnh có lúc thất thần, mà bà phải nhận hình phạt dã man nhất...[3]